Khi nhắc đến đồng hồ Nhật Bản, một cái tên mà bất kì người yêu mến đồng hồ nào cũng không thể bỏ qua đó là đồng hồ Citizen – thương hiệu đứng đầu về danh tiếng và chất lượng của xứ hoa anh đào. Điều gì đã tạo nên lịch sử hào hùng cho thương hiệu này? Hãy cùng Đồng Hồ Thật khám phá nhé.
Khởi nguồn của thương hiệu đồng hồ Citizen
Vào những năm 1918, Thị trường đồng hồ Nhật Bản bị thao túng bởi các hãng đồng hồ ngoại quốc, chủ yếu là các công ty của Thụy Sỹ, tiếp sau là của Mỹ như Waltham và Elgin. Yamazaki cảm thấy đã đến lúc phải bắt đầu tạo nên những chiếc đồng hồ trong nước và để thực hiện quyết tâm của mình, năm 1918, Yamazaki đã thành lập Viện Nghiên Cứu Đồng Hồ Shokosha tại quận Totsuka ở thủ đô Tokyo. Sử dụng các thiết bị máy móc của Thụy Sỹ, Yamazaki và các cộng sự đã bắt đầu thử nghiệm sản xuất những chiếc đồng hồ bỏ túi.

Và đó chính là tiền thân của hãng đồng hồ Citizen. Cái tên Citizen được bắt nguồn do Thị trưởng của thành phố Tokyo, ông Shimpei Goto đặt tên cho. Ý nghĩa của từ Citizen trong tiếng anh là “thường dân”. Với mong muốn đồng hồ sẽ không còn là mặt hàng xa xỉ, chỉ dành cho giới thượng lưu nữa mà sẽ phổ biến rộng rãi đến với cả những người dân bình thường và được bán trên toàn thế giới.
Những cột mốc quan trọng
Ngay sau khi ra mắt lần đầu vào năm 1924 Citizen tiếp tục vươn lên mạnh mẽ cho đến khi nổ ra Chiến tranh thế giới lần thứ 2. Cuộc chiến này đã tàn phá nặng nề nền công nghiệp sản xuất đồng hồ của Nhật Bản. Sau cuộc chiến này, thương hiệu Citizen đã bước sang một kỷ nguyên mới với sự xuất hiện của chủ tịch mới Eiichi Yamada.
Năm 1936, Citizen đã mở rộng thị trường vượt ra ngoài ranh giới Nhật Bản, bằng việc xuất khẩu đồng hồ đến nhiều nước tại khu vực Đông Nam Á.
Năm 1940, Citizen đã chuyển nhà máy sản xuất đến thị trấn nhỏ cách vị trị cũ của họ ở Tokyo khoảng 200Km. Công ty sản xuất rất nhiều thành phần, trong đó đáng chú ý là máy đo thời gian và bật lửa cho mục đích quân sự.
Năm 1949, thành lập Citizen Trading Company. Tổ chức này kiểm soát việc phân phối và tiếp thị của đồng hồ Citizen trên toàn thế giới.
Năm 1953, Citizen cho ra đời thêm một nhà máy sản xuất đồng hồ, The Rhythm Clock Co. (hiện nay có tên là The Rhythm Watch Co., Ltd).
Năm 1956, là cột mốc rất quan trọng đối với thương hiệu Citizen. Khi họ là công ty đồng hồ Nhật Bản đầu tiên cho ra đời dòng đồng hồ chống sốc với tên gọi là Parashock.

Năm 1958, Citizen cho ra đời chiếc đồng hồ tự động với bộ máy Cal.3KA, đây được coi là chiếc đồng hồ đắt nhất Nhật Bản lúc bấy giờ khi được đính kèm thêm 19 viên đá quý. Ngoài ra, Citizen còn cho ra đời dòng đồng hồ Citizen Deluxe được trang bị bộ máy Cal.920, dòng đồng hồ này thu hút rất nhiều khách hàng với doanh số hơn 100 triệu chiếc.
Đến năm 1959, Citizen trở thành nhà sản xuất đồng hồ đầu tiên của Nhật Bản cho ra đời chiếc đồng hồ chịu nước với tên gọi Citizen Parawater sử dụng bộ máy Cal.920(2B).
Bắt đầu từ năm 1970, Citizen bắt đầu vươn lên mạnh mẽ và cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu đồng hồ Nhật Bản và Thụy Sỹ nổi tiếng lúc bấy giờ. Năm 1970, chứng kiến sự ra đời của chiếc đồng hồ Titanium đầu tiên trên thế giới – X-8 Chronometer.
Năm 1972, Citizen phát triển dòng đồng hồ Sports Master, với tính năng Chronograph tự động, được đặt tên là Easter Rabbit. Dòng đồng hồ này sử dụng bộ máy Cal.8110, trong đó bao gồm một cơ chế thiết lập lại zero.
Năm 1973, Citizen cho ra mắt chiếc đồng hồ đeo tay thạch anh đầu tiên của mình, sử dụng bộ máy Cal.8810.
Năm 1975, Citizen mở rộng thị trường sang Mỹ và thành lập công ty Citizen Watch Co. of America.
Năm 1978, Citizen giới thiệu siêu phẩm đồng hồ với bộ máy thạch anh Quartz 790 chỉ dày chỉ 0.98mm. Đến năm 1980, Nhật Bản trở thành nhà sản xuất đồng hồ và bộ máy đồng hồ lớn nhất thế giới. Và trong năm này, Citizen cho ra đời chiếc đồng hồ nữ có trọng lượng nhẹ nhất thế giới.
Đến cuối năm 1981, Citizen phát hành chiếc đồng hồ Citizen Professional Diver 1300m , vào thời điểm đó đây là chiếc đồng hồ chống nước tốt nhất thế giới.
Năm 1985, chứng kiến sự ra đời của đồng hồ đầu tiên trên thế giới trang bị một máy đo độ sâu – Depth Sport Meter.
Năm 1997, Citizen ra mắt dòng đồng hồ Exceed Eco-Drive cho thị trường Nhật Bản, với độ chính xác +/- 10 giây cho mỗi năm.
Năm 1998, chứng kiến sự ra đời của phiên bản đồng hồ Promaster Eco-Drive Aqualand, chiếc đồng hồ đầu tiên trên thế giới hoạt đồng bằng năng lượng mặt trời có thể lặn sâu ở dưới biển. Cũng trong năm 1998, Citizen công bố bộ máy thạch anh nhỏ nhất thế giới được trang bị cho chiếc đồng hồ Exceed Lady’s Eco-Drive.
Đồng hồ Citizen tầm cỡ toàn cầu

Với ý nghĩa của cái tên “citizen-bình dân” cũng đã thể hiện được thiện chí của người sang lập giành cho khách hàng như thế nào. Ông luôn đặc mục tiêu cốt lõi của thương hiệu citizen lên hàng đầu. Đó chính là đưa đồng hồ trở thành một sản phẩm gần gũi hơn với tất cả mọi người. Không chỉ là người giàu có, tất cả mọi người đều có thể sử dụng những mẫu sản phẩm với chất lượng tốt nhất để phục vụ người tiêu dùng.
Với tâm huyết đó, hãng đồng hồ citizen không ngừng vận mình, chuyển biến. Cố gắng phát minh ra những cái mới, những thứ gần gũi và an toàn cho người sử dụng. Sự đổi mới công nghệ chế tác đồng hồ của hãng trong việc cung cấp cho khách hàng những chiếc chất lượng của đồng hồ citizen mà họ mua.
Từ một hãng sản xuất đồng hồ thực nghiệm rồi tiến tới vị trí dẫn đầu trong cuộc cách mạng đồng hồ Quartz. Citizen đã có những cú bứt phá ngoạn mục. Nó làm rung chuyển thị trường đồng hồ thế giới trong thập niên 1970, 1980. Bằng chính những thành tựu của mình. đồng hồ Citizen đã khiến các thương hiệu đồng hồ khác phải “ngả mũ” dè chừng và trở thành thương hiệu số 1 Nhật Bản