Cấu tạo

Các bộ phận của đồng hồ

Cấu tạo 1

Movement (Máy):

Động cơ của chiếc đồng hồ.

Crown (Núm vặn):

Núm vặn dùng để điều chỉnh chức năng như ngày và thời gian. Để tăng cường khả năng chống nước, núm vặn thường được cấu tạo để chở thành một lớp bảo vệ cho đồng hồ để chống lại độ ẩm và nước vào phần động cơ.

Pusher (Núm đẩy):

Núm đẩy được nối với thân để điều khiển các chức năng khác của đồng hồ chẳng hạn như chức năng chronograph (tính thời gian) hoặc ngày điều chỉnh.

Lugs (Khóa đeo):

Nối với thân cho phép dây đeo hay vòng đeo tay được gắn liền với thân đồng hồ.

Rotor (Lắc quay):

Dao động trọng lượng tạo năng lượng cho những  chiếc đồng hồ tự động khi đeo.

Strap (Dây đeo):

Dây đeo thông dụng nhất là dây kim loại thép không gỉ 316L, da bò tự nhiên. Ngoài ra còn có các loại dây cao su, thép mạ vàng, mạ đồng hoặc mạ Ion đen. Cao cấp hơn có các loại dây da cá sấu, da trăn, vàng nguyên khối, thép 904L của Rolex.

Subdial (Mặt đồng hồ phụ):

Một số đồng hồ có các mặt đồng hồ phụ nằm bên trong mặt chính của chiếc dồng hồ để hiển thị một số chức năng như Chronograph (tính giờ), thời lượng pin hay chức năng đọc ngày tháng năm.

Exhibition Case Back (Phô bày động cơ từ mặt sau):

Mặt sau được trang bị với  kính khoáng chất đặc biệt hoặc tinh thể kính sapphire để hiển thị chuyển động hoàn thiện của động cơ máy bên trong chiếc đồng hồ.

Hour maker (Hiện thị giờ):

Các số hoặc gạch thể hiện giờ sẽ được đính hoặc vẽ lên mặt đồng hồ.

Case (Vỏ bảo vệ):

Bảo vệ các động cơ và linh kiện của đồng hồ khỏi các yếu tố bên ngoài. Vỏ đồng hồ có thể được làm từ các kim loại khác nhau và đi kèm trong hình dạng khác nhau.

1. Mặt đồng hồ

Những hình dạng phổ biến của mặt đồng hồ bao gồm:

Cấu tạo 2
Hình chữ nhật
Cấu tạo 3
Hình vuông
Cấu tạo 4
Hình bầu dục
Cấu tạo 5
Hình xe tăng
Cấu tạo 6
Hình Oval
Cấu tạo 7
Tonneau
Cấu tạo 8
Mặt tròn
Cấu tạo 9
Carre
Cấu tạo 10
Hình bất đối xứng

Vỏ đồng hồ có thể được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau, bao gồm:

Platinum (Bạch kim): 

  • Rất quý, hiếm  cứng 
  • Khó để đúc chế 
  • Được đánh dấu  “950” 
  • Được chấm 4,5 trên Mohs Scale (thước đo về độ cứng của kim loại  đá quý) 

PVD (Mạ PVD):

  • Một lớp vật liệu được liên kết với kim loại cơ bản
  • Gần như cứng bằng kim cương tự nhiên
  • Cải thiện được đô cứng và độ chống mòn

Tatalum (Tantali): 

  • Tối màudày  cứng 
  •  khả năng chống mòn 
  • Được chấm 6,5 trên Mohs Scale (thước đo về độ cứng của kim loại  đá quý) 

Tungsten carbide (Kim loại Tungsten):

  • Đặc chất kim loại
  • Cường độ chịu lực cao và rất cứng
  • 5 trên thước đo Mohs

Gold Plate (Mạ vàng):

  • Hiếm khi được sử dụng trong đồng hồ Thụy Sĩ
  • Vàng được mạ trên bề mặt kim loại
  • Phai màu theo thời gian

18K Gold (Vàng 18K)

  • Vàng bao gồm vàng, vàng hồng và vàng trắng. K là chỉ số của độ nặng karat
  • 24K là loại mềm và tinh khiết nhất
  • Được chấm 2,5 – 3 trên Mohs Scale

14K Gold (Vàng 14K) 

  • Hiếm khi được sử dụng trong đồng hồ Thụy  
  • 585 phần vàng 
  • Được chấm 3 – 3,5 trên Mohs Scale (thước đo về độ cứng của kim loại  đá quý) 

Kim cương nhân tạo:

  • Gần như cứng bằng kim cương tự nhiên
  • Bóng hơn Teflon

 

Ceramic (Đá Gốm):

  • Nhẹ, được làm bằng tay
  • Chỉ có thể trầy khi cọ sát với kim cương
  • Được chấm 8 – 8,5 trên Mohs Scale (thước đo về độ cứng của kim loại và đá quý)

Stainless Steel (Thép không gỉ): 

  • Thịnh hành nhất 
  • Cứng hơn vàng nên ít trầy hơn 
  •  thể đánh bóng lại để làm mới như ban đầu 
  • Được chấm 5,5 – 6 trên Mohs Scale (thước đo về độ cứng của kim loại  đá quý)

Titanium (Titan) 

  • Nhẹ  bền 
  • Không gây dị ứng 
  • Được chấm 6 trên Mohs Scale (thước đo về độ cứng của kim loại  đá quý) 

2. Tinh thể mặt kính đồng hồ 

Đây là “Kính” bảo vệ mặt của đồng hồ từ những lực bên ngoài tác động vào cũng như bụi bẩn và nước. Có ba loại chính của các tinh thể mặt kính được sản xuất và sử dụng phổ biến trong ngành đồng hồ:

Cấu tạo 11

Loại đá tinh khiết này được sáng tạo từ phòng thí nghiệm. Nó có hóa chất như đá sapphire tự nhiên nhưng giá thành chỉ bằng 1 phần nhỏ của đá sapphire tự nhiên. Nó được dùng phổ biến hơn vì sapphire là loại đá quý, khó tìm thứ 2 xếp sau kim cương. Đá sapphire hoàn toàn chống trầy và rất tiện ích khi dùng làm tinh thể cho đồng hồ. Nhược điểm của nó là có thể vỡ và những mảnh vỡ – hạt vi mô của sapphire có thể gây ảnh hưởng và làm mài mòn hoạt động của đồng hồ, gây thiệt hại nặng. Đá sapphire cũng là 1 loại tinh thể đắt nhất, mất vài trăm đô la để đổi một mặt kính mới nếu có hư tổn. Đa phần đồng hồ Thụy Sĩ có tinh thể là đá sapphire.

Cấu tạo 12

Tinh thể khoáng chất đơn giản được làm bằng thủy tinh. Nó đã được sử dụng trong sản xuất đồng hồ từ hàng trăm năm nay. Tinh thể khoáng chất tương đối dễ mẻ, và những vết trầy xước không thể đánh bóng lại được. Khoáng chất thường có giá thành rẻ hơn đá sapphire, thường chỉ tốn dưới $100 để đổi mới nếu có hư tổn.

Cấu tạo 13

Tương tự nhưa, đá acrylic là tinh thể có giá cả phải chăng nhất nhưng cũng dễ trầy và nứt nhất nếu bị ảnh hưởng. Những vết trầy xước nhỏ có thể được đánh bóng lại và acrylic có thể được đúc thành các hình dạng phức tạp mà đá sapphire và các tinh thể khoáng sản khác không thể.

3. Mặt số đồng hồ

Trên khuôn đồng hồ, có nhiều cách khác nhau mà chữ số có thể được đánh dấu. Dưới đây là một số loại phổ biến nhất:

Cấu tạo 14
Arabic & Stick: Số toán học và thanh thay số thể hiện giờ nằm xen kẽ nhau
Cấu tạo 15
Roman & Stick: Số La Mã và thanh thay số thể hiện giờ bằng số La Mã nằm xen kẽ nhau
Cấu tạo 16
Arabic: Số toán học thể hiện giờ bằng số
Cấu tạo 17
Roman: Số La Mã thể hiện giờ bằng số La Mã
Cấu tạo 18
Stick: Thanh kim có dấu hoặc chấm thể hiện giờ thay cho số
Cấu tạo 19
California: Số California bao gồm ½ là số La Mã và ½ là số toán học thể hiện giờ.

4. Chức năng dạ quang

Nhiều đồng hồ có chức năng phát sáng trong bóng tối trên dây và trên vạch số thể hiện giờ. Những vật liệu dùng để chiếu sáng này đã phát triển trong nhiều năm qua. Ban đầu, Radium đã được sử dụng vào những năm 1950 nhưng phóng xạ cao đã được tìm thấy trong chất này vì vậy nó đã được thay thế bằng một chất gọi là Tritium. Tritium có nồng độ thấp hơn nhiều radiotoxicity và được coi là một lựa chọn an toàn đối với sức khỏe người sử dụng hơn Radium. Để nhận biết được một chiếc đồng có có Radium hoặc Tritium, chữ “T” hoặc “R” được in trên mặt số để thể hiện điều này. Nó thường được in cùng với tên nước xuất xứ (ví dụ: T-Swiss Made-T có nghĩa là chiếc đồng hồ này xuất xứ từ Thụy Sĩ và được chiếu sáng bằng chất Tritium).

Cấu tạo 20
Cấu tạo 21

Gần đây, một chất mới gọi là Super-LumiNova, đã được giới thiệu trên thị trường, trong đó không có tính phóng xạ và có thể phát quang gấp 3 lần chất Tritium. Nó cũng không bị mất màu như chất Tritium qua thời gian.

5. Kim đồng hồ

Cấu tạo 22

Có rất nhiều mẫu thiết kế khác nhau được sử dụng cho kim đồng hồ. Loại kim đồng hồ có màu xanh dương đậm được gọi là “thép xanh” và là kết quả của việc đun thép siêu nóng cho đến khi đổi màu. Kỹ thuật này được sử dụng lần đầu tiên bởi thợ đồng hồ nổi tiếng Abraham-Louis Breguet vào thế kỉ 19 để giúp dễ đọc giờ hơn.

6. Khoá đồng hồ

Cấu tạo 23

Ardillon Buckle – Loại khóa truyền thống của đồng hồ, trong đó một đầu của dây đeo trượt qua khóa với một nút bấm sử dụng để đảm bảo vừa tay người đeo.

Cấu tạo 24

Deployant Buckle – Dây đeo bằng da gắn liền với gấp khóa kim loại, được xem là an toàn khi đeo hơn so với loại khóa Ardillon thông thường. Thực tế là đối với loại khóa này, dù nắp khóa có bung ra thì chiếc đồng hồ vẫn ở nguyên vị trí trên cổ tay. Loại khóa này được phát minh bởi Louis-Cartier vào những năm đầu thế kỉ 20.

7. Vành Bezel

Bezel là một đai tròn vòng quanh thân đồng hồ và có thể bảo vệ những tinh thể đá quý. Bezel rất tiện ích cho việc lặn và một bộ bezel kim cương tạo nên một chiếc đồng hồ với thẩm mỹ cao.

Cấu tạo 25

Bezel dùng để lặn: Bezel dùng để lặn cho phép thợ lặn theo dõi hệ thống cung cấp khí bằng cách đo thời gian lặn sử dụng đánh dấu phút từ 0-60 trên bezel xoay chiều. Bezel chỉ xoay theo hướng ngược kim đồng hồ vì lý do an toàn. Trước khi lặn, thợ lặn thường chỉnh bezel của họ dựa trên bình dưỡng khí của họ.

Cấu tạo 26

Bezel dùng để tính thời gian: Tương tự như một bezel lặn nhưng có thể xoay cả hai chiều kim đồng. Đây là loại bezel có thể được sử dụng trong việc tính thời gian bãi đậu xe thời gian, thời gian nấu ăn , v…v…

8. Khả năng chống nước

Cấu tạo 27

Một chiếc đồng hồ thường được coi là có khả năng chịu nước nếu nó có thể chịu được áp lực của 30 mét (99 feet). Đôi khi khả năng chống nước của đồng hồ được nhắc đến trong “ATM ” là 10 mét hoặc 33 feet. 1 ATM = 10M = 33 feet.

9. Van thoát khí Heli

Cấu tạo 28

Nhiều đồng hồ lặn chuyên nghiệp được trang bị với một van Helium Escape, một tính năng đồng hồ hướng tới thợ lặn biển sâu chuyên nghiệp. Nó cho phép các áp lực cực đại từ sâu thẳm của biển thoát khỏi đồng hồ thông qua một van tự động mở ra khi áp lực bên trong đồng hồ lớn hơn so với bên ngoài .

10. Kháng sốc

Cấu tạo 29

Trong nhiều đặc điểm, khả năng chống sốc thậm chí còn quan trọng hơn với một chiếc đồng hồ so với khả năng chịu nước. Đồng hồ đeo tay là phụ kiện dính tới rất nhiều hoạt động mỗi ngày từ người dùng. Nếu một chiếc đồng hồ không có cấu tạo chống sốc, nó sẽ dễ dàng hư hại bởi những va chạm thường ngày của người sử dụng. Có một số phương pháp thợ đồng hồ sử dụng ngày nay để làm cho máy đồng hồ kháng sốc. Một trong những phương pháp phổ biến nhất là hệ thống Incabloc giới thiệu bởi Universal Escapements, Ltd của Thụy Sĩ vào năm 1933. Hệ thống Incabloc này cho phép các bộ phận nhạy cảm nhất của máy đồng hồ dịch chuyển sang ngang khi chịu tác động của một cú sốc và sau đó trở về vị trí bình thường của nó dưới áp lực của lò xo. Hầu hết các hệ thống chống sốc khác làm việc theo một nguyên tắc tương tự như các Incabloc đó là sử dụng lò xo như giảm xóc.